- Theo kết quả thống kê đến 31/12/2023, cả nước có tổng diện tích tự nhiên: 33.133.831 ha, bao gồm:
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.976.827 ha;
- Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.984.523 ha;
- Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.172.481 ha.
- Diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn ở nước ta, đặt ra vấn đề phải đảm bảo quản lý đất bền vững cho sự phát triển nông nghiệp.
Thái hóa đất
- Thoái hóa đất là tình trạng đất bị thay đổi đặc tính, tính chất vốn có ban đầu theo chiều hướng xấu do tác động của điều kiện tự nhiên, con người (khoản 40 Điều 3 Luật Đất đai 2024).
- Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), hiện nay, gần 120.000 hecta đất nông nghiệp bị thoái hóa, diện tích đất có mức chất lượng thấp, chiếm khoảng 12% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Phân bón hóa học
- Với sự ra đời của phân bón hóa học, năng suất và sản lượng cây trồng tăng vượt bậc mà minh chứng cụ thể đó là cuộc cách mạng xanh diễn ra vào nữa sau thế kỷ thứ XX.
- Phân hóa học là các loại muối khoáng có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Các loại phân vô cơ thường dùng là phân đạm, lân, kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, vi lượng và các loại phân bón lá.
Mặt trái của phân bón hóa học
- Việc sử dụng lâu dài phân hóa học mà không bổ sung các nguồn phân hữu cơ và phân sinh học hay việc lạm dụng chúng quá mức nhằm nâng cao năng suất và tạo ra những sản phẩm đẹp mắt đã để lại nhiều hệ lụy cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
- Lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ và mỗi loài thì có một nhu cầu dinh dưỡng riêng, việc bón quá nhiều phân hoá học sẽ dẫn đến tình trạng “dư thừa” mà thực vật không thể hấp thu hết và chúng lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá chúng biến thành những hợp chất gây nguồn ô nhiễm cho nước ngầm và nước mặt.
- Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng việc sử dụng phân hóa học với lượng cao nhiều năm liên tục đã làm cho tốc độ chua hóa của đất nhanh hơn; chất hữu cơ bị suy giảm nhanh hơn; CEC giảm nhanh hơn; hệ vi sinh vật có hại trong đất phát triển nhanh hơn và do vậy chất lượng đất bị suy giảm cũng nhanh hơn.
Kết luận
- Do đó cần bón cân đối dinh dưỡng từ cả nguồn phân hữu cơ và vô cơ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp rất cần thiết nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm, theo hướng tuần hoàn và tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính.
- Nhằm đóng góp vào công cuộc phát triển nông nghiệp bền vững, những năm qua Công ty TNHH KHCNMT Quốc Việt cho ra đời các sản phẩm phân hữu cơ từ bùn thải không nguy hại đã qua tái chế nên hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong phân bón cao, đặc biệt trong phân bón có chứa các chất vi lượng cần thiết cho nhiều loại cây trồng.