ESG là gì? 

Gần đây,  ESG đã trở thành tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá năng lực phát triển bền vững của doanh nghiệp trên toàn cầu.

  • Environmental (Môi trường): Tiêu chí này đánh giá cách thức một công ty tương tác với môi trường tự nhiên. Bao gồm các vấn đề như quản lý chất thải, tiêu thụ năng lượng, bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động lên biến đổi khí hậu.
  • Social (Xã hội): Tiêu chí xã hội đánh giá mối quan hệ của công ty với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, cộng đồng và các đối tác. Các vấn đề như quyền lao động, sức khỏe và an toàn, quản lý chuỗi cung ứng và tác động xã hội của công ty được xem xét ở đây.
  • Governance (Quản trị): Tiêu chí quản trị đánh giá cấu trúc quản trị của công ty, bao gồm quản lý rủi ro, cơ cấu hội đồng quản trị, đạo đức kinh doanh, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Tuy nhiên, ESG không chỉ là một bản báo cáo gửi đối tác hay cổ đông, mà đang dần trở thành một chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng lâu dài trong bối cảnh thị trường đầy biến động.

Vì sao đầu tư vào ESG lại quan trọng?

  • 80% công ty lớn nhất thế giới phải đối mặt với rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu (có thể khiến các doanh nghiệp đó thiệt hại 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2026). ESG là một cách quan trọng để chống lại những rủi ro đó.
  • Trong một nghiên cứu gần đây, MSCI đã điều tra mối quan hệ giữa đầu tư ESG và thị trường chứng khoán để xem liệu có bất kỳ tác động đáng kể nào về mặt tài chính hay không.
  • Nghiên cứu đã sử dụng mô hình ba kênh để xem xét cách dữ liệu ESG được tích hợp trong cổ phiếu được chuyển sang thị trường chứng khoán.
  • Công ty có xếp hạng ESG cao hơn cho thấy khả năng sinh lời cao hơn và rủi ro thấp hơn.

Doanh nghiệp cần làm gì?

Thay vì coi ESG là một nghĩa vụ đối phó, doanh nghiệp có thể tiếp cận theo hướng chủ động:

  • Về môi trường (E): Cắt giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện.
  • Về xã hội (S): Đảm bảo quyền lợi người lao động, bình đẳng giới, đóng góp cho cộng đồng.
  • Về quản trị (G): Minh bạch trong hoạt động tài chính, kiểm soát rủi ro, quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm.

Việc tích hợp ESG vào chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì niềm tin của nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời sẵn sàng trước các biến động pháp lý và thị trường trong tương lai.

Nguồn tham khảo: Internet.