Tín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải 1 tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc 1 tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương (Luật Bảo vệ môi trường 2020).
Ví dụ: Bạn trồng rừng mà rừng thì hấp thụ khí CO2, nên diện tích rừng của bạn sẽ được quy đổi ra tín chỉ carbon. Ở các nhà sản xuất công nghiệp vì phát thải quá nhiều khí CO2 nên họ bị luật pháp ràng buộc là phải trung hòa lượng khí CO2 đó, họ không thể giảm phát thải và cũng không tự đi trồng rừng được vì vậy họ mua tín chỉ của những nơi còn thừa.
Thị trường tín chỉ carbon là gì?
Thị trường tín chỉ Carbon là một hệ thống giao dịch cho phép các tổ chức mua bán quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là CO2. Các công ty hoặc cá nhân có thể sử dụng thị trường carbon để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính bằng cách mua tín dụng carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.
Khi một khoản tín chỉ được sử dụng để giảm thiểu, cô lập hoặc tránh phát thải, nó sẽ trở thành một khoản bù đắp và không thể mua bán được nữa.
Thị trường carbon tự nguyện/thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.
Đối tượng tham gia thị trường carbon:
Theo Khoản 1, Điều 5 và Điều 16, Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng được phép tham gia thị trường carbon tại Việt Nam như sau:
– Cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
– Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định.
– Tố chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên thị trường carbon.
Các bước thực hiện để có tín chỉ carbon:
– Bước 1: Tìm hiểu và tuân thủ quy định.
– Bước 2: Xây dựng ý tưởng dự án.
– Bước 3: Phát triển dự án.
– Bước 4: Đánh giá và xác minh.
– Bước 5: Chứng nhận và bán tín chỉ
– Bước 6: Quản lý và báo cáo.
Ở Việt Nam, quá trình phát triển và chứng nhận tín chỉ Carbon cũng cần phải tuân thủ các quy định cụ thể của chính phủ về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
Có thể thấy rằng, thị trường tín chỉ carbon đang dần được quan tâm bởi những lợi ích mà nó mang lại, vừa giúp thúc đẩy phát triển bền vững, tăng cường hiệu quả kinh tế, vừa giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet