Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc Việt đã không ngừng nghiên cứu các công nghệ và thiết bị phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Vì vậy, chúng tôi đã khá thành công từ việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào các lĩnh vực xử lý chất thải.

Được sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cùng các Sở, Ban ngành, Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc Việt đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Tp. Hồ Chí Minh: “Xử lý – tái chế bùn thải không nguy hại làm nguyên liệu sản xuất phân bón”. Đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu ngày 01/11/2012, kết quả của đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá rất cao.

Ứng dụng kết quả đề tài nghiên cứu, thực nghiệm và bảo vệ thành công các đề tài khoa học, Công ty chúng tôi đã đầu tư xây dựng Nhà máy tái chế bùn thải không nguy hại làm phân bón tại tỉnh Bình Phước, công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm và đã được Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở, ban ngành khác của tỉnh Bình Phước thông qua.

Nguồn nguyên liệu bùn thải không nguy hại được Công ty ưu tiên lựa chọn từ các nguồn nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng, không có độc tố về kim loại nặng, vi khuẩn độc hại,… Trên cơ sở đó, Công ty đã lựa chọn nguồn nguyên liệu bùn thải không nguy hại từ các nhà máy như: nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy sản xuất đường, nhà máy sản xuất sữa,… nên hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong phân bón cao, đặc biệt trong phân bón có chứa các chất vi lượng cần thiết cho nhiều loại cây trồng. Đồng thời, về giá cả, Công ty cũng đã được nhận hỗ trợ một phần chi phí từ chủ nguồn thải nên sau xử lý tái chế sản phẩm phân bón của Công ty có giá thành thấp, phù hợp với người nông dân. Đây là các yếu tố quan trọng nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người nông dân.

Tái chế bùn thải làm phân bón là một giải pháp tiềm năng để xử lý bùn thải, nhưng nó cũng đi kèm với những ưu và nhược điểm cần được xem xét kỹ lưỡng.

Ưu điểm

* Giảm thiểu chất thải: Tái chế bùn thải giúp giảm lượng chất thải đổ ra môi trường, giảm áp lực lên các bãi chôn lấp.

* Tạo ra phân bón: Bùn thải có thể được xử lý để tạo ra phân bón hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

* Tiết kiệm tài nguyên: Sử dụng bùn thải làm phân bón giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học.

* Giảm chi phí xử lý: So với các phương pháp xử lý bùn thải khác, tái chế bùn thải làm phân bón có thể tiết kiệm chi phí hơn.

Nhược điểm

* Nguy cơ ô nhiễm: Bùn thải có thể chứa các chất ô nhiễm như kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh, nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

* Yêu cầu công nghệ: Quá trình xử lý bùn thải thành phân bón đòi hỏi công nghệ và thiết bị phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

* Kiểm soát chất lượng: Chất lượng phân bón từ bùn thải cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo không gây hại cho cây trồng và môi trường.

* Rủi ro sức khỏe: Việc sử dụng phân bón từ bùn thải không đúng cách có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe con người và động vật.

Tái chế bùn thải làm phân bón là một giải pháp có nhiều tiềm năng, nhưng cần được thực hiện đúng cách và tuân thủ các quy định về môi trường để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Từ đó cho thấy, chất thải chính là một nguồn tài nguyên nếu chúng ta biết tận dụng và sử dụng đúng cách, góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường, không chỉ hạn chế các nguồn tác động tiêu cực đến môi trường mà còn góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.